Du học Mỹ cần chuẩn bị gì ? Thị thực F-1

Để du học tại Mỹ cần chuẩn bị thị thực sinh viên F-1 (Dành cho những sinh viên muốn học tại một trường đại học, trung học hoặc viện ngôn ngữ).

Để xin thị thực sinh viên, bạn phải chứng minh rằng:


Bạn đã được tiếp nhận làm một sinh viên toàn thời gian bởi một trường đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận và trường này sẽ cấp cho bạn một Mẫu I-20 có số SEVIS (Hệ thống Thông tin dành cho Sinh viên và Khách trao đổi).
Mẫu I-20 cần có mã vạch bên phía tay phải và có chữ ký của cán bộ nhà trường. Bạn bắt buộc phải có mẫu này khi xin thị thực sinh viên. Mẫu I-20 không phải là thị thực.
Nếu bạn đến Hoa Kỳ với mẫu I-20 nhưng không có thị thực, bạn sẽ không được phép nhập cảnh vào hoa Kỳ.
Những đương đơn xin thị thực sinh viên phải nộp lệ phí xét đơn cộng với $200 phí SEVIS. Bạn phải nộp cả hai loại phí này trước khi nộp đơn xin thị thực.
Chuẩn bị hồ sơ học tập phù hợp có thể bao gồm học bạ, bảng điểm và chương trình học tập tại Hoa Kỳ.
Kỹ năng tiếng Anh phù hợp, ví dụ như điểm TOEFL hoặc SAT, hoặc bằng chứng là nhà trường biết rõ về khả năng tiếng Anh của bạn và sẽ bồi dưỡng thêm tiếng Anh cho bạn.

chuan bi gi khi du hoc my

Nguồn tài chính đủ cho năm học đầu tiên. Bạn cũng phải thuyết phục được viên chức phỏng vấn rằng, trừ khi có lý do khách quan không lường trước được, bạn có đủ tiền cho từng năm học tiếp theo, từ cùng một nguồn, hoặc từ những nguồn tài chính có thể xác định cụ thể và đáng tin cậy.
Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ tài chính có thể chấp nhận được:

  • Học bổng,
  • Thư hỗ trợ tài chính của trường bạn theo học,
  • Giấy tờ kinh doanh của gia đình,
  • Biên lai thuế,
  • Giấy tờ nhà, đất hoặc sổ tiết kiệm.
  • Thư xác nhận tiền gửi ngân hàng không được chấp nhận làm bằng chứng chứng minh nguồn tài chính.
  • Ràng buộc chặt chẽ với nước mà từ đó bạn đang xin thị thực đến Hoa Kỳ để chứng tỏ rằng bạn sẽ rời Hoa Kỳ sau khi kết thúc khoá học.

Những yếu tố này phải làm thoả mãn viên chức lãnh sự khi xét đơn. Mỗi trường hợp xin thị thực có hoàn cảnh rất khác nhau nên sẽ không có danh sách những hồ sơ cần phải nộp.
Xem thêm: Cách vượt qua phỏng vấn Visa du học Mỹ

Các bước chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin thị thực



  • Phải điền đầy đủ và in mẫu đơn xin thị thực DS-156 (còn gọi là Mẫu Đơn Xin Thị Thực Điện Tử hay EVAF) trước khi lấy hẹn phỏng vấn. Tất cả 3 trang của mẫu đơn này phải được in bằng máy in laser. Đóng lệ phí xin thị thực.
  • Chụp hình thẻ
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
  • Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực
  • Đương đơn phải sử dụng hộ chiếu còn giá trị để du lịch đến Mỹ với thời hạn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến đi dự kiến đến Mỹ.
  • Đăng ký cuộc hẹn phỏng vấn trên mạng
  • Đóng lệ phí xin thị thực $131 tại Ngân hàng Citibank, địa chỉ 17 Ngô Quyền, Hà Nội. Ngân hàng Citibank làm việc buổi sáng từ 8h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h00 – 15h30, thứ Hai đến thứ Sáu.
  • Lệ phí xin thị thực là phí không hoàn lại và chỉ được sử dụng cho một lần phỏng vấn.


Hướng dẫn cách làm thủ tục du học Mỹ?


Đến Đại sứ quán hay Lãnh sự để tham dự cuộc phỏng vấn

Bạn nên đến không sớm hơn 20 phút trước giờ hẹn phỏng vấn. Nếu đơn xin thị thực được chấp thuận, bạn sẽ được phát một phiếu cấp thị thực. Bất kỳ ai mang theo phiếu này đều có thể nhận hộ chiếu và thị thực của bạn vào ngày làm việc kế tiếp lúc 3 giờ chiều, chỉ từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Nếu bị từ chối cấp thị thực, bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn. Vui lòng xem mục Từ chối cấp Thị thực trên trang web của Đại Sứ quán để có thêm thông tin.


     Lưu ý: Những đương đơn không mang theo thư hẹn, biên lai đóng tiền, mẫu đơn xin thị thực và hộ chiếu sẽ không được phép vào Đại sứ quán. Đương đơn đến muộn 30 phút so với lịch hẹn sẽ không được được phép vào Đại sứ quán và phải xin lịch hẹn mới trên mạng.

     Đương đơn phải nộp hộ chiếu có thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và còn đủ các trang trắng cũng như các hộ chiếu cũ và hộ chiếu đang sử dụng khác. Sinh viên xin thị thực du học và thị thực trao đổi văn hoá cũng phải nộp mẫu đơn I-20 hoặc mẫu đơn DS-2019 và biên lai đóng phí SEVIS.

     Chúng tôi chỉ có thể cấp thị thực sinh viên tối đa là 120 ngày trước ngày bắt đầu học hoặc ngày đăng ký ghi trên mẫu I-20. Ngoài ra, chúng tôi không thể cấp thị thực sinh viên/thị thực trao đổi khách nếu ngày bắt đầu chương trình ghi trên mẫu I-20/DS-2019 đã qua. Nói chung, cơ quan xuất nhập cảnh Hoa Kỳ không cho sinh viên/khách trao đổi nhập cảnh sớm hơn 30 ngày so với ngày bắt đầu chương trình. Sinh viên/khách trao đổi nên lưu ý các quy định này khi lập kế hoạch nộp đơn và kế hoạch đi Mỹ. Các sinh viên/khách trao đổi đã đi Mỹ và quay về thăm nhà không phải tuân theo các quy định này.

     Ngoài phí xét đơn, sinh viên (visa F1) còn phải nộp thêm một loại phí gọi là phí SEVIS (phí quản lý Hệ thống Thông tin Sinh viên). Kể từ 27/10/2008, phí SEVIS là 200 đô-la Mỹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét